“Học để thi, bắt học sinh phải giỏi toàn diện là những quan niệm giáo dục sai lầm”

Có cơ hội sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia), chuyên gia giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền đã có những trải nghiệm và cảm nhận rõ sự khác biệt trong tư duy về giáo dục của Việt Nam và các nước.

 

Học sinh Việt Nam vẫn phải quay cuồng trong quá nhiều kỳ thi. Ảnh minh họa: Tô Thế.
Học sinh Việt Nam vẫn phải quay cuồng trong quá nhiều kỳ thi. Ảnh minh họa: Tô Thế.

 

Ông cho rằng, tư duy “giáo dục toàn diện”, “bắt học sinh phải giỏi toàn diện” chính là quan niệm giáo dục sai lầm, không còn phù hợp.

Lao Động xin chia sẻ quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền về những điểm bất cập này. 

Đây cũng là những góp ý của ông về việc xác định mục tiêu giáo dục, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến trước khi trình Quốc hội thông qua:

Không nên bắt học sinh phải học giỏi toàn diện

Đối với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, học sinh ở độ tuổi 15, bước vào cấp ba là giai đoạn phân hoá nghề nghiệp theo năng lực và sở thích cụ thể của các em. Hệ thống trường trung học cũng được thiết kế theo các lĩnh vực mà các em có thể lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích. Các quốc gia như Nhật bản, Singapore, Úc, hay thậm chí Thái Lan cũng có cấu trúc hệ thống giáo dục tương tự.

[...]

Mời quý vị xem tiếp tại địa chỉ: https://laodong.vn/giao-duc/hoc-de-thi-bat-hoc-sinh-phai-gioi-toan-dien-la-nhung-quan-niem-giao-duc-sai-lam-640840.ldo